Tiêu chuẩn áp dụng để tính toán thiết kế, lắp đặt hệ thống hút khói hành lang

Tiêu chuẩn áp dụng để tính toán thiết kế, lắp đặt

TCVN 5687 – 2010: Thông Gió, điều tiết không khí và sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXDVN 323 – 2004: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam nhà cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế.

AS 1668.1-1998: Tiêu chuẩn thiết kế hút khói của Úc.

DW 142/144: Tiêu chuẩn lắp đặt ống gió

MACNA: Sheet Metal & Air Conditioning Contractor’s National Association

CP553: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió của Singapopre.

TT07 BXD 2010: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

Tieu chuan ap dung de tinh toan thiet ke, lap dat he thong hut khoi hanh lang

 

Tính toán lưu lượng hút khói hành lang

Tùy từng địa điểm, khu vực để có các tiêu chuẩn khác nhau, ví dụ ta có thông tin một sự án như sau:

Khu vực siêu thị chia thành khu vực có cao độ 5.5 m có diện tích 2440 m2 và vùng siêu thị có trần cao độ là 3.5 m với diện tích 1400 m2.

Khu vực kho 1 có diện tích 370 m2 và có chiều cao 10 m.

Kho 2 có diện tích 260 m2 và có chiều cao 6.5 m.

Cách tính lưu lượng khói phải hút ở hành lang

Theo tiêu chuẩn CP553 hút khói hành lang sẽ được tính bằng thể tích nhân với 10 lần trao đổi trên giờ.

Khu vực hành lang labo có diện tích là 69 m2 cao độ trần là 3m vậy lưu lượng hút khói là: 69 x 3 x 10 = 2 100 m3/h.

Khu vực hành lang siêu thị có diện tích là 360 m2 cao độ là 4m, vậy lưu lượng hút khói là: 360 x 4 x 10 = 14 400 m3/h.

Khu vực lò bánh mì sẽ tính bằng 20 lần trao đổi trên giờ. Diện tích phòng này là 140 m2 cao độ là 5.5m. Vậy lưu lượng hút khói là: 140 x 5.5 x 20 = 15 400 m3/h.

Đối với khu vực siêu thị

Ta áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5687 – 2010 phương pháp tính hút khói như sau

G = 678,8Pf y1.5Ks

Trong đó:

  • G là lưu lượng khói (kg/h) thải ra từ không gian phòng cần được xác định theo chu vi đám cháy, lưu lượng khói đối với các phòng có diện tích dưới 1600m2 hay đối với bể khói cho phòng có diện tích lớn hơn.
  • Pf là chu vi vùng cháy trong giai đoạn đầu, m, nhận giá trị số lớn nhất của chu vi thùng chứa nhiên liệu hở hoặc không đóng kín, hoặc chỗ chứa nhiên liệu đặt trong vỏ bao từ vật liệu cháy.

Đối với các phòng có trang bị hệ thống phun nước chữa cháy (spinkler), thì lấy giá trị Pf = 12 m.

  • A: là diện tích của gian phòng hay của bể chứa khói, tính bằng (m2).
  • y: là khoảng cách tính bằng m, từ mép dưới của vùng khói đến sàn nhà, đối với gian phòng lấy bằng 2.5m, hoặc đo từ mép dưới của vách lửng hình thành bể chứa khói đến sàn nhà.
  • Ks là hệ số lấy bằng 1; còn đối với hệ thống gió thải khói bằng hút tự nhiên kết hợp với chữa cháy bằng hệ phun nước spinkler thì lấy 1.2.

Cách tính lưu lượng quạt hút khói công nghiệp ở khu vực kho

Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn AS 1668.1-1998. Trong kho này đa phần sử dụng các thùng bằng giấy để chứa sản phầm. Do vậy lượng nhiệt tỏa ra cho đám cháy là qf = 2500 MJ/m2.

Việc tính được lưu lượng quạt hút khói hành lang sẽ giúp bạn lựa chọn được loại quạt nào phù hợp đảm bảo cho việc sử dụng an toàn cho hoạt động và tài sản của con người hơn.