Bao lâu thì nên thay than hoạt tính của hệ thống hút khói bếp gia đình?

Trong quá trình sử dụng hệ thống hút khói bếp gia đình, nếu người dùng đang phân vân về thời điểm thay than hoạt tính cho máy, không biết bao lâu nên thay than hoạt tính là hợp lý thì bạn hãy tham khảo nội dung bên dưới nhé.

Than hoạt tính là gì?

Là 1 dạng carbon được xử lý hoạt hóa dưới nhiệt độ cao trong môi trường yếm khí để tạo ra cấu trúc lỗ xốp, rỗng làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc cho hấp phụ hoặc phản ứng hóa học.

Than hoạt tính được làm từ nhiều nguyên liệu như than đá, gỗ, gáo dừa, vỏ trấu, tre… và có nhiều dạng khác nhau như dạng nén, dạng bột, dạng vụn…

Bao lâu thì nên thay than hoạt tính của hệ thống hút khói bếp gia đình?

Khi than hoạt tính xuất hiện các dấu hiệu bị bão hòa (bật máy hút mùi, mùi bên trong bếp vẫn còn nồng hoặc nó chỉ giảm bớt một phần dù bạn đã bật máy ở tốc độ cao nhất), cấu trúc mạch bên trong than hoạt tính đã lấp đầy các bụi bẩn và mùi thì lúc này bạn cần thay mới.

Tùy theo nhu cầu, môi trường, tần suất sử dụng hệ thống hút khói bếp gia đình của mỗi gia đình mà thời điểm bão hòa của than hoạt tính khác nhau (từ 6 – 12 tháng) mà bạn kiểm tra và thay thế. Nếu nhà có tần suất nấu nướng và sử dụng máy cao thì bạn nên thay thế sau 3 – 6 tháng sử dụng để máy hoạt động hiệu quả, tăng độ bền cho máy.

Bao lau thi nen thay than hoat tinh cua he thong hut khoi bep gia dinh?

Lưu ý khi thay than hoạt tính cho hệ thống hút khói bếp gia đình

Than hoạt tính được phân phối trên thị trường rất đa dạng, muốn chọn được than hoạt tính tốt, bạn nên tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm và chọn địa điểm bán tin cậy.

Trước khi mua, bạn có thể thử chất lượng của than hoạt tính bằng cách thả 1 ít than hoạt tính vào 1 ly nước nóng nếu có bọt khí sủi lên nhiều thì đây là than tốt còn nếu không có bọt khí hoặc ít bọt khí thì bạn nên chọn loại khác.

Các bước cần lưu ý khi thay mới than hoạt tính cho hệ thống hút khói bếp gia đình

Bước 1: Tắt nguồn hệ thống hút khói bếp gia đình, rút phích cắm điện trước khi tháo rời các bộ phận.

Bước 2: Mở chốt lưới lọc và lấy vỉ lọc than hoạt tính ra ngoài.

Bước 3: Vỉ lọc có 2 mặt được làm bằng nhựa cứng, bạn chỉ cần mở chốt, tách 2 mặt của vỉ ra, đổ hết than cũ, rửa sạch vỉ lọc, lấy khăn sạch lau khô nước. Sau đó, bạn đổ than hoạt tính mới vào, lắp khớp 2 mặt vỉ lọc lại rồi đặt vỉ lọc than hoạt tính vào máy.

Bước 4: Với vỉ lọc có 1 mặt bằng nhựa, 1 mặt bằng vải, bạn cần dùng kéo cắt lớp vải ra, đổ hết than hoạt tính cũ, giặt lớp vải, phơi khô. Khi vải đã khô hoàn toàn, bạn đổ than hoạt tính vào, dán 2 mặt nhựa và vải của vỉ lọc lại bằng băng keo rồi lắp vỉ lọc trở lại máy.

Bước 5: Cắm phích điện, chạy máy thử, nếu máy vận hành tốt, hút, khử mùi hiệu quả thì quá trình thay than hoạt tính mới đã hoàn thành.

Bước 6: Sau 3 tháng dùng, nên ngâm vỉ lọc trong nước nóng để tản bớt dầu mỡ, giải phóng các phân tử mùi trên vỉ lọc.